Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, trong các trường hợp sau đây thì người lao động nghỉ làm vẫn sẽ được hưởng nguyên lương:
(1) Nghỉ vào ngày nghỉ hàng năm theo Điều 111, 112.
(2) Nghỉ Lễ, Tết theo Điều 115:
- Tết Dương lịch 01 ngày
- Tết Âm lịch 05 ngày
- Nghỉ 30/4 & 01/5 02 ngày
- Ngày Quốc khánh 01 ngày
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày.
Riêng lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
(3) Nghỉ việc riêng theo Khoản 1 Điều 116:
- Nghỉ Kết hôn: 03 ngày
- Con kết hôn: nghỉ 01 ngày (Từ 2021, quy định rõ con nuôi, con đẻ kết hôn đều được nghỉ 01 ngày theo Điều 115 Bộ Luật lao động 2019).
- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
(Từ 2021: Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày theo Điều 115 Bộ Luật lao động 2019).
(4) Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương theo Khoản 2 Điều 155.
(5) Nghỉ điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Khoản 2 Điều 144.
(6) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút theo Khoản 5 Điều 155.
(7) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc theo Khoản 5 Điều 155.
(8) Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2012 được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc the Khoản 1 Điều 108.
(9) Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc theo Khoản 2 Điều 108.
Đăng nhận xét