Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2020.
Theo đó, sẽ có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến mọi cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2020.
Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức
Năm 2020, đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức thay vì công chức như quy định của pháp luật hiện hành. Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành, Luật cũng đã có quy định giao Chính phủ quy định chuyển tiếp đối với công chức trong các đơn vị sự nghiệp tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ (Điều 85); đồng thời cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước (khoản 3 Điều 84).
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã nêu: “Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”.
Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định chi tiết đã phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức trong công tác tuyển dụng. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức tuyển dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện do Chính phủ quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về tuyển dụng công chức tại một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm, còn để xảy ra nhiều sai phạm; chưa thực sự tuyển dụng được người đáp ứng được các yêu cầu của vị trí việc làm; chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng công chức với thẩm quyền quyết định tuyển dụng.
Để khắc phục những bất cập này, Nghị quyết số 26-NQ/TW đã đề ra chủ trương tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng theo hướng “thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, khoản 2 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức đã bổ sung quy định về thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm định chất lượng đầu vào. Có thể nói đây là quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng thời gian vừa qua. Việc thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào không làm ảnh hưởng đến thẩm quyền tuyển dụng của bộ, ngành, địa phương. Các bộ, ngành, địa phương vẫn có thẩm quyền quyết định trong tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và điều kiện đặc thù của bộ, ngành, địa phương mình.
Ký hợp đồng xác định thời hạn với viên chức
Về ký kết hợp đồng xác định thời hạn, theo quy định của pháp luật hiện hành thì có 2 loại là hợp đồng làm việc có thời hạn và hợp đồng làm việc không thời hạn. Viên chức được tuyển dụng sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng); sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn thì viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đồng thời, Luật cũng quy định về chế độ tập sự đối với người trúng tuyển viên chức. Quy định về việc ký kết hợp đồng làm việc có thời hạn và hợp đồng làm việc không thời hạn trong thời gian qua còn một số vướng mắc, cụ thể như sau:
- Việc phân biệt 2 loại hợp đồng dẫn đến sự bất bình đẳng, tâm lý “trên” - “dưới” giữa người ký hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không thời hạn;
- Việc quy định về hợp đồng không xác định thời hạn đối với đội ngũ viên chức sẽ không khuyến khích cơ chế cạnh tranh, không có vào - có ra, từ đó không tạo động lực trong công việc, dẫn đến giảm năng suất, hiệu quả; quy định về hợp đồng không xác định thời hạn cũng dẫn tới một thực trạng là các đơn vị sự nghiệp công lập còn ỷ lại, trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước, kém năng động, sáng tạo dẫn đến quá trình xã hội hóa cung cấp dịch vụ công diễn ra rất chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.
Để giải quyết bất cập nêu trên, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định: “Thống nhất thực hiện hợp đồng có thời hạn đối với trường hợp viên chức được tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)”. Đây là chủ trương lớn, tác động trực tiếp đến đội ngũ viên chức, trong đó phần lớn là viên chức hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.
Quá trình xây dựng chính sách và thể chế hóa, nội dung này cũng đã được phân tích rất kỹ về ưu, nhược điểm của từng phương án, trong đó đề cao yêu cầu bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, tránh xáo trộn, gây tâm tư trong đội ngũ, đồng thời cũng phải tạo cơ chế để các đơn vị sự nghiệp và người lao động chủ động, có động lực, từ đó nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.
Tăng thời gian xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật. Thực tế cho thấy quy định như vậy là quá ngắn, không bảo đảm tính nghiêm khắc đối với việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Nhiều trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về Đảng (hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng cho hưởng án treo) khi xét kỷ luật theo quy định của Luật thì đã hết thời hiệu.
Chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức
Mặt khác, trong thời gian vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó quy định rõ về thời hiệu kỷ luật; đồng thời có một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và xử lý kỷ luật về chính quyền.
Xuất phát từ yêu cầu đó, để bảo đảm tính nghiêm minh, nghiêm khắc, kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định tăng thời hiệu xử lý đối với tính chất từng loại hành vi vi phạm gắn với hệ quả pháp lý (theo thứ tự 2 năm, 5 năm và không tính thời hiệu đối với một số hành vi cụ thể); bổ sung quy định không tính thời hạn giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng vào thời gian để xác định thời hiệu và quy định xóa tư cách chức vụ đối với người có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã thôi việc, nghỉ hưu; tăng thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật từ 60 ngày và 90 ngày (đối với các vụ việc phức tạp) lên thành 90 ngày và 150 ngày; quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật (không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương; không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức.
Bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Bên cạnh đó, Luật cũng tập trung sửa đổi những quy định còn vướng mắc từ thực tiễn thực hiện, trong đó có công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Có thể nói, cùng với quá trình chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức từ hệ thống chức danh nghề nghiệp sang vị trí việc làm thì công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện nay “là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến”.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nêu trên, Luật đã bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta công tác trong các lĩnh vực rất rộng với những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào từng công việc, vùng miền. Vì vậy, Luật cũng quy định giao người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định phù hợp với địa phương, bộ, ngành mình, bảo đảm đúng tiêu chí được đề ra.
-BTGTU-
(Thông tin tuyên truyền Tháng 3/2020)
Chính sách mới áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức
Mặt khác, trong thời gian vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó quy định rõ về thời hiệu kỷ luật; đồng thời có một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và xử lý kỷ luật về chính quyền.
Xuất phát từ yêu cầu đó, để bảo đảm tính nghiêm minh, nghiêm khắc, kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định tăng thời hiệu xử lý đối với tính chất từng loại hành vi vi phạm gắn với hệ quả pháp lý (theo thứ tự 2 năm, 5 năm và không tính thời hiệu đối với một số hành vi cụ thể); bổ sung quy định không tính thời hạn giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng vào thời gian để xác định thời hiệu và quy định xóa tư cách chức vụ đối với người có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã thôi việc, nghỉ hưu; tăng thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật từ 60 ngày và 90 ngày (đối với các vụ việc phức tạp) lên thành 90 ngày và 150 ngày; quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật (không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương; không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức.
Bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Bên cạnh đó, Luật cũng tập trung sửa đổi những quy định còn vướng mắc từ thực tiễn thực hiện, trong đó có công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Có thể nói, cùng với quá trình chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức từ hệ thống chức danh nghề nghiệp sang vị trí việc làm thì công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hiện nay “là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến”.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức nêu trên, Luật đã bổ sung quy định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đội ngũ công chức, viên chức ở nước ta công tác trong các lĩnh vực rất rộng với những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào từng công việc, vùng miền. Vì vậy, Luật cũng quy định giao người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định phù hợp với địa phương, bộ, ngành mình, bảo đảm đúng tiêu chí được đề ra.
-BTGTU-
(Thông tin tuyên truyền Tháng 3/2020)
Đăng nhận xét