Người dân tộc tận tụy với công tác xã hội

Chúng tôi gặp chú Tiêu Quang, người dân tộc Hoa, hiện đang là Chủ tịch Hội người cao tuổi Phường 9, dù đã 65 tuổi nhưng chú vẫn hăng hái trong các hoạt động xã hội. Ông Trương Văn Quý, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Phường 9 cho biết “Dù lớn tuổi nhưng chú ấy vẫn còn nhanh nhạy, nắm bắt tốt mọi việc và có tâm với công tác xã hội”.
Là một thợ lành nghề trong ngành điện lạnh, nhưng cái “nghiệp” gắn bó với dân mới chính là nghề đi theo suốt đời với chú Quang. Hơn 40 tham gia công tác với nhiều vị trí khác nhau cho đến khi nghỉ hưu, chú chưa từng nghĩ mình dừng cống hiến cho xã hội. Phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn của tuổi trẻ, với vai trò Phó Bí thư Đoàn Phường 9, năm 1976, chú xung phong lên đường tham gia làm công trình thủy lợi. Trở về địa phương năm 1979, lúc ấy đang xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, chú trở thành một tuyên tuyền viên đến với cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Thành phố hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chính sự uy tín của chú trong công đồng người Hoa, chú được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và phường đề nghị tham gia vào vai trò Ủy viên phụ trách mảng công tác tôn giáo. Năm 1998, ngay khi nhận chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 9, chú Quang đã dành nhiều thời gian nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Chú Quang chia sẻ “Làm công tác Mặt trận muốn được người dân tin tưởng, gửi gắm và nói người dân nghe cần phải gần dân và theo sát dân. Thông qua các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân phải tìm hiểu thật rõ và giải quyết nhanh chóng không kéo dài tránh việc làm dân mất lòng tin”.
Chú Tiêu Quang (bìa phải) trao tặng xe lăn cho người nghèo.

Hiểu được nhược điểm của mình về chuyên môn, cứ có thời gian rãnh, chú Quang tìm hiểu thêm sách, báo để nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn với các phong trào, các cuộc vận động để tuyên truyền đến với người dân một cách hiệu quả nhất. Hình ảnh chú Quang được nhiều người dân biết đến nhất là qua các công tác chăm lo cho hộ nghèo, vận động Nhân dân cùng xây dựng cảnh quan môi trường sống. Hàng năm đến Tết Nguyên tiêu, chú Quang thường tổ chức hội thi làm bánh tiêu (món ăn đặc trưng của người Hoa) tại khu dân cư người Hoa sinh sống để tăng cường sự giao lưu, đoàn kết; ngoài ra chương trình đấu giá Đèn hoa tiêu làm từ các tay nghệ nhân để quyên góp quỹ ủng hộ “Vì người nghèo” chăm lo cho tất cả người dân không riêng người Hoa. Với cương vị đại biểu Hội đồng nhân dân phường từ năm 1999 – 2009, vừa là cầu nối quan trọng để truyền tải, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa là người nói “hộ” tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân để kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng mà mà cử tri giao phó, trong 2 nhiệm kỳ đương chức, chú luôn thể hiện trách nhiệm người đại biểu dân cử. Trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân quận và phường, chú luôn tham gia kiến nghị, đề xuất các vấn đề bức xúc của cử tri. Từ những đóng góp ấy, các tuyến hẻm được nâng cấp thông thoáng, sạch đẹp, các con hẻm trên địa bàn phường được chiếu sáng, góp phần làm giảm tình hình phạm pháp hình sự,…
Năm 2015, chú Tiêu Quang nghỉ hưu và sau đó tham gia công tác Hội Người cao tuổi tại địa phương. Hàng năm, Hội Người cao tuổi phường tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời tổ chức chúc thọ, mừng thọ, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho hội viên theo đúng quy định. Ngoài ra, chú Quang đi vận động các cơ sở mai tang thành lập Ban trợ tang cho hội viên nghèo sẽ cùng với gia đình lo hậu sự chu đáo. Mọi công việc đều được chú phối hợp triển khai nhanh chóng và đạt hiệu quả, được hội viên, người dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, chú Quang là người sáng kiến ra mô hình “Tổ bác sĩ gia đình” phối hợp với Trung tâm Y tế Phường 9, Phòng khám Đa khoa Thiện Minh vào thứ 7 và chủ nhật đến tận nhà các cụ khám và phát thuốc. Khi được hỏi, đến 65 tuổi, chú có thể nghỉ ngơi, vậy tại sao động lực nào mà chú tiếp tục cống hiến cho xã hội? Chú nhìn đăm chiêu và trả lời “Chắc là do nghiệp, nhiều người nói tôi lo chuyện “vác tù và hàng tổng”, lo người sống đến lo người chết. Nhưng tôi thấy còn nhiều mảnh đời bất hạnh nên còn sức thì vẫn cứ cống hiến. Bên cạnh đó, được sự ủng hộ của gia đình là nguồn động lực cho tôi”.
Quay về đời thường, vợ chú cũng người Hoa gốc, kinh doanh nghề cà phê rang xay tại nhà, cô chia sẻ “chồng tôi ra ngoài làm công tác xã hội nhiều hơn việc nhà nhưng tôi không lấy làm buồn, tôi luôn làm hậu phương vững chắc, tập trung phát triển sản xuất nâng cao đời sống để góp phần cùng cùng chồng mình chia sẻ khó khăn với người dân tộc thiểu số tại địa phương”.
Dù là dân tộc nào, tôn giáo nào, nhưng những đóng góp của chú Tiêu Quang đối với xã hội đã cho chúng ta thấy rằng sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ máu thịt giữa các dân tộc với nhau trên dãy đất hình chữ S Việt Nam chúng ta là một truyền thống quý báu mà ít khi các dân tộc trên thế giới có được. Ngọc Thảo
Nhãn:

Đăng nhận xét

TIN MỚI

[recent][column list pagenumber]
[blogger]

MKRdezign

Author Name

{picture#Your_Profile_Picture-Url} {Facebook#Your_Social_Profile_Url} {Twitter#Your_Social_Profile_Url} {Google#Your_Social_Profile_Url} {Pinterest#Your_Social_Profile_Url} {Youtuber#Your_Social_Profile_Url} {Instagram#Your_Social_Profile_Url} {Zalo#Your_Social_Profile_Url}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget