Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Nghị định gồm 43 điều, có hiệu lực kể từ ngày 1-12-2018. Nghị định quy định một số điểm mới. Cụ thể: Bổ sung đối tượng tham gia BHYT, trong đó có thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu; các trường hợp được ngân sách nhà nước đóng 100% phí mua thẻ BHYT, bao gồm: dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975… Nghị định cũng quy định thêm các nhóm tham gia theo hình thức hộ gia đình: chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội...

Quy định 3 mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng là 80%, 95% và 100%. Trong đó, có 5 trường hợp được hưởng toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, cụ thể: (1) người có công với cách mạng, cựu chiến binh; (2) người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; (3) người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; (4) thân nhân của người có công với cách mạng; (5) người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Hỗ trợ toàn bộ chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với: (1) người hoạt động cách mạng trước năm 1945; (2) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; (3) thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; (4) người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (5) trẻ em dưới 6 tuổi. Hỗ trợ toàn bộ chi phí KCB tại tuyến xã. Hỗ trợ toàn bộ chi phí KCB đối với các trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở (hiện nay lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng).

Và hỗ trợ toàn bộ chi phí KCB khi người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi KCB không đúng tuyến. Cùng với việc quy định một số điểm mới đáng chú ý như: bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; quy định tham gia theo hộ gia đình (không bắt buộc tham gia cùng thời điểm); Nghị định 146 cũng quy định chi tiết hơn hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng KCB BHYT; bỏ quy định giao quỹ KCB cho cơ sở KCB (kể cả trạm y tế xã), thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB; bổ sung quy định mới về công nghệ thông tin trong quản lý KCB BHYT… Theo Nghị định này, chậm nhất đến ngày 1-1-2020, cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT.

Hoa Dân vận

Đăng nhận xét

TIN MỚI

[recent][column list pagenumber]
[blogger]

MKRdezign

Author Name

{picture#Your_Profile_Picture-Url} {Facebook#Your_Social_Profile_Url} {Twitter#Your_Social_Profile_Url} {Google#Your_Social_Profile_Url} {Pinterest#Your_Social_Profile_Url} {Youtuber#Your_Social_Profile_Url} {Instagram#Your_Social_Profile_Url} {Zalo#Your_Social_Profile_Url}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget